ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO TRONG IELTS
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ PTA XÂY DỰNG LỘ TRÌNH
HỌC IELTS CHO NGƯỜI BỊ MẤT GỐC TIẾNG ANH
Bước I. Xác định mục tiêu học IELTS
Nhiều người học IELTS được một thời gian thì bắt đầu thấy chán nản và bỏ cuộc vì quá khó, hoặc lấy lý do bận công việc nên dần từ bỏ mục tiêu chinh phục IELTS của mình. Do vậy, bạn phải đặt mục tiêu rõ ràng, học IELTS để làm gì? Và phải đạt band score bao nhiêu trong vòng bao lâu?
HỌC TẬP
|
CÔNG VIỆC
|
Để phục vụ cho mục đích du học, xin học bổng hoặc xin việc ở những tập đoàn lớn, bạn nên học Ielts Academic |
Ngược lại nếu học IELTS với mục đích giao tiếp hàng ngày hoặc để nhập cư tại các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới thì bạn nên học và thi IELTS General |
Mục tiêu: đi du học, nghiên cứu sinh |
Mục tiêu: Học sinh xét tuyển vào Đại học |
Sau khi đã xác định rõ trình độ của bản thân cũng như mục đích, mục tiêu của mình, việc cần làm lúc này đó là thiết lập một lộ trình học tập càng cụ thể và chi tiết càng tốt.
Bước II. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP
Với lộ trình học IELTS dành cho người mất gốc bạn phải đi theo trình tự dưới đây:
- Củng cố nền tảng kiến thức IELTS
- Cải thiện cả 4 kỹ năng Listening, Speaking, Reading, Writing và tập trung luyện đề
Giai đoạn 1: Củng cố kiến thức nền tảng
- Về từ vựng, bạn phải có khả năng sử dụng đa dạng cả từ vựng phổ thông và từ vựng học thuật, đặc biệt phải vận dụng chúng linh hoạt và chuẩn xác trong nhiều ngữ cảnh, tình huống khác nhau
- Về mặt ngữ pháp, bạn phải có khả năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp IELTS một cách phong phú và chính xác, Bên cạnh đó, bạn hạn chế mắc phải những lỗi cơ bản như sai thì động từ, sai số nhiều/ số ít hay nhầm lẫn giữa to-verb và verb-ing
- Về phát âm, bạn phải đảm bảo mình phát âm tròn vành rõ chữ, khi nói có đầy đủ cả ending sound, nhấn trọng âm, ngữ điệu lên giọng/xuống giọng,…
Nếu bạn đã có thể đảm bảo 60% các điều trên thì bạn có thể chuyển sang giai đoạn 2. Nhưng nếu bạn cảm thấy vốn từ còn ít, chưa nhớ được nhiều cấu trúc ngữ pháp, phát âm còn gặp nhiều khó khăn thì nền tảng tiếng Anh của bạn còn rất yếu, cần bổ sung thêm. Bạn có thể lựa chọn 2 cách:
- Tìm 1 người hướng dẫn: Nếu bạn cảm thấy việc học còn mơ hồ, không biết học cái gì, bắt đầu từ đâu thì việc tìm 1 người hướng dẫn hoặc Tham gia khóa học tại trung tâm là 1 để cách tiết kiệm thời gian cũng như giảm thiểu sự chán nản, bỏ cuộc khi học IELTS.
- Tự học ở nhà theo hướng dẫn chi tiết thông qua các video hướng dẫn trên Youtube, Sách …
Giai đoạn 2: Cải thiện cả 4 kỹ năng + Luyện đề
IELTS Listening: tổng số 40 câu hỏi của bài Ielts listening
Tip 1: Chia nhỏ các Section
Phần thi Ielts Listening bao gồm 4 sections tương ứng 40 câu. Theo đó, section 1 và 2 là hai phần khá dễ, nếu học chắc 2 phần này thì bạn gần như sẽ có 20 điểm cho không! Do vậy, với châm ngôn “chậm mà chắc”, bạn nên ‘cày’ 2 sections đầu để kéo điểm cho 2 sections sau lên.
Section 3 và section 4 là hai phần có tốc độ nói rất nhanh. Nếu bạn nghe không quen thì sẽ không thể nào bắt kịp được tốc độ này. Đó là chưa kể 2 section này chứa rất nhiều “bẫy” trực chờ khiến bạn trả lời sai. Do vậy để đúng được 12 câu trở lên trong tổng 20 câu này bạn phải luyện nghe rất nhiều.
Tip 2: Phương pháp luyện tập phù hợp
- “Nghiền ngẫm” section 1 và section 2: Hãy làm theo bộ Cambridge IELTS từ 7-13. Phải đặt mục tiêu khi hoàn thành hết 1 series section 1 và 2 thì phải đạt target đúng bao nhiêu câu. Khi luyện, bạn làm hết các câu hỏi rồi sau đó mới xem đáp án. Sau khi chữa đáp án, mở transcript ra để xem những từ nào mình chưa nghe được và note lại vào sổ. Cứ lặp đi lặp lại như vậy bạn sẽ quen dần với việc nghe. Ngoài bộ sách này, bạn có thể tìm thêm nhiều sách khác chuyên luyện ielts hay search video trên Youtube để làm quen với nhiều giọng đọc, tốc độ, topic khác nhau.
- Không ‘vội vàng’ với section 3 và 4: Khi được phỏng vấn những người đã từng thi IELTS và đạt điểm cao, phần lớn thí sinh đều đánh giá là 2 section này rất khó. Đó là bởi 2 phần này đòi hỏi vốn academic vocabulary rất rộng, cộng thêm nhiều câu thoại dài và đưa ra vô số các thông tin giả để đánh lừa người nghe nữa. Vì vậy, bạn không nên cố chăm chăm nghe để hiểu rõ từng từ một, mà hãy hiểu đại ý chính, chú ý đến các keyword và đừng vội vàng trả lời câu hỏi ngay khi nghe thấy thông tin liên quan đầu tiên.
- Luyện đề IELTS: Sau khi ôn vững các phần trên, bạn sẽ chuyển qua bước luyện đề Ielts. Tuy nhiên, ở bước này bạn sẽ phải bắt đầu bấm giờ làm bài, vì đi thi chính thức bạn chỉ có 30 phút nghe băng và 10 phút để transfer đáp án vào giấy thi mà thôi. Cố gắng luyện càng nhiều đề càng tốt, không có cớ gì mà khả năng nghe của bạn không lên level!
IELTS Speaking
Bài thi Speaking sẽ bao gồm 3 phần:
- Phần 1: Thường hỏi về các thông tin cá nhân như tên tuổi, gia đình, việc làm,..v.v
- Phần 2: Cho 1 topic bất kỳ. Bạn sẽ có 1 phút chuẩn bị sau khi đọc đề bài và trả lời câu hỏi trong khoảng 2 phút.
- Phần 3: Phần câu hỏi mở rộng – dựa trên chủ đề hoặc nội dung mà bạn trả lời ở phần 2. VD: nếu phần 2 bạn nói về một môn học yêu thích ở trường thì ở phần 3, giám khảo có thể hỏi bạn có nhận định gì về ngành giáo dục trong tương lai.
- IELTS Speaking là 1 phần thi kiểm tra khả năng sử dụng tiếng anh trong ngôn ngữ nói – không phải là 1 bài kiểm tra về kiến thức hay hiểu biết về xã hội.Vì vậy, nếu gặp phải topic quá khó, hoặc những linh vực mà bạn không hề có 1 chút hiểu biết nào, thì việc Bịa hoặc Chém gió các bằng chứng hay số liệu là hoàn toàn chấp nhận được. Điều quan trọng là bạn thể hiện được kỹ năng tiếng Anh của mình càng điêu luyện càng tốt. Bạn cũng nên sử dụng thêm các cấu trúc và từ vựng lạ, sử dụng nối câu, từ nối và diễn đạt ý của mình 1 cách mạch lạc, trôi chảy.
- Để diễn đạt ý một cách mạch lạc trong lúc nói và tránh những cái ậm ờ, bạn có thể câu kéo thời gian bằng cái nói những câu như: “Let me see”, “I suddenly forget it”, “I think that…”. Để nâng cao level Speaking, bạn cần có partner để giúp bạn cải thiện phát âm, sửa lỗi sai về ngữ pháp và tăng sự tương tác nhiều hơn.
IELTS Reading: Đây là kỹ năng được coi là dễ luyện nhất trong 4 kỹ năng
Để có thể nâng cao điểm Ielts reading, bạn sẽ phải tập trung làm đề thật nhiều. Có thể gọi là “đâm đầu” mà làm đề thôi. Tuy nhiên, bạn không nên làm đề 1 lần rồi bỏ mà phải check đáp án, tìm ra nguyên nhân lỗi sai và đặc biệt mỗi đề làm đi làm lại 2-3 lần.
- Cụ thể, ở lần đầu tiên làm đề, bạn làm một cách bình thường như bài thi IELTS và bấm giờ như thi thật.
- Sau khi hoàn thành bạn check lại đáp án và tìm lỗi sai rồi note lại. Lần thứ 2 làm cũng y như lần 1 và tiếp tục note lại chỗ mình hay sai nhất.
- Đến lần thứ 3 thì làm một cách từ tốn hơn và cố gắng hiểu hết nghĩa của câu, chỉ tra từ điển những từ vựng cần thiết. Trong quá trình làm bạn nhớ để ý đến cấu trúc câu, cách họ ra đề, hay chú ý đến các mẹo câu hỏi, thường thường sẽ có các câu mẹo ở trong đề và bạn có thể nghiệm ra câu trả lời một cách nhanh chóng.
Ngoài việc làm các đề Ielts, bạn có thể đọc các bài báo nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau để có thể tăng thêm vốn từ chuyên ngành của bản thân.
IELTS Writing
Tiêu chí của bài Ielts Writing:
- Tốc độ viết: Bạn phải hoàn thành task 1 và task 2 trong vòng 60 phút
- Độ dài: Tối thiểu 150 từ cho phần Task 1 và 250 từ cho phần Task 2
- Nội dung và hình thức bài viết: Bạn cần thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn các câu từ trong tiếng Anh. Có thể nói ở phần thi này, nếu câu chữ là các nguyên vật liệu, gia vị thì bạn chính là thí sinh Master Chef đang phải nấu cho vừa miệng các vị giám khảo khó tính vậy. Cố gắng hạn chế các lỗi sai bằng cách soát đi soát lại bài viết sau khi hoàn thành cả 2 Task (nếu còn thời gian).
Cấu trúc của bài Ielts Writing :
- Task 1 thường yêu cầu viết và phân tích số liệu từ 1 biểu đồ… tối thiểu 150 từ, nhưng bài viết sẽ được đánh giá cao hơn nếu viết khoảng 170 – 180 từ. Bạn không nên viết quá dài, vì sẽ mất thời gian cho task 2. Task 1 thì cấu trúc của nó rất dễ, các bài mẫu của Thầy Simon là hoàn toàn đủ để bạn luyện.
- Task 2 là một bài luận về 1 chủ đề nhất định như ô nhiễm môi trường, cân bằng giữa công việc và gia đình, v.v. Task 2 thường có 5 dạng câu hỏi: Opinion, Discussion, Advantage/Disadvantage, Causes – effects – solutions và Two- part question.
Cách phân tích đề bài Ielts Writing:
- Brainstorming: Đầu tiên bạn cần đọc câu hỏi và phân tích cẩn thận xem đề bài muốn nhắc đến cái gì. Từ đó mình sẽ xếp đề vào 1 trong các dạng câu hỏi phía trên và đưa ra hướng tiếp cận và lập dàn ý cho đề bài. Bạn có thể viết sơ sơ một list từ vựng để sử dụng trong bài. Quá trình brainstorming sẽ mất của bạn chỉ trong vòng 3-5 phút nhưng nó sẽ giúp bạn điều hướng bài làm một cách chính xác nhất, không bị đi sai chủ đề.
- Phân tích bài mẫu: Để viết Ielts writing tốt và hay thì nhất định bạn sẽ phải đọc rất nhiều bài khác nhau. Hoặc nếu bạn có “thần tượng” ai đó trong làng IELTS thì có thể follow và tìm đọc các bài văn mẫu của họ. Học cách brainstorm, hành văn, sử dụng câu cú, ý tưởng ra sao, tiếp cận câu hỏi như thế nào. Trong những bài văn mẫu hay, bạn có thể ‘ăn cắp’ một vài ý tưởng, từ vựng để sử dụng cho những bài văn của mình sau này (miễn câu văn hợp với ngữ cảnh). Có thể nói rằng phân tích bài mẫu Writing là một cách học thông minh và hiệu quả.
Một số lưu ý cho bạn khi học kỹ năng Writing Ielts:
- Khi hoàn thành một bài viết, đừng để đó mà hãy nhờ bạn bè hay thầy cô giáo IELTS chấm và nhận xét bài làm của mình.
- Hãy trung thành với văn phong và cách viết của một người. Bạn có thể sử dụng các bài viết của thầy Simon để học cách viết. Bài viết của thầy Simon thường khá ngắn gọn nhưng rất đạt chuẩn IELTS đấy.
Một số tips khác trong quá trình viết:
- Trong lúc viết, luôn chú ý sử dụng các cách thức sau:
- Nối, ghép câu bằng who, whom, which, that,
- Tuyệt đối tránh câu cụt và lặp chủ ngữ.
- Sử dụng các từ chuyển câu, chuyển đoạn như Firstly, Secondly, Moreover, In addition, In contrast, On the other hand, v.v.
- Dùng các từ vựng chuyên ngành
- Sử dụng linh hoạt các từ trong cùng một họ (word range).
- Chúng ta thường học từ vựng theo kiểu thuộc nghĩa từng từ một và coi các từ là riêng biệt nhau. Tuy nhiên trong tiếng Anh các từ vựng luôn có “họ hàng”, vì vậy khi học một từ thì hãy tiện thể học luôn “gia phả” của chúng. Ví dụ: act – action – acted – active – activity – activate – activation
Giai đoạn 3: Luyện đề sau kết thúc khóa học
Trong quá trình ôn thi IELTS chắc chắn các bạn không thể bỏ qua giai đoạn luyện đề. Đây là giai đoạn sau quá trình học tập bổ sung kiến thức cho bản thân bạn cần luyện bộ đề IELTS để tổng hợp lại kiến thức đã học, test trình độ bản thân cũng như luyện tập và làm quen với cấu trúc đề thi IELTS chuẩn.
Nhiều bạn nghĩ rằng luyện nhiều đề là điểm thi sẽ cao, tuy nhiên luyện đề quan trọng ở việc sau mỗi đề thi các bạn cần phải rút ra cho mình những kinh nghiệm, bài học và kiến thức.
Thời gian mỗi tuần các bạn hãy luyện 1 bộ đề full cho cả 4 kỹ năng.
Thời gian đầu khi luyện đề bạn sẽ mất nhiều thời gian so với quy định thời gian thi, các bạn hãy làm mỗi đề thi và phân tích thật kỹ lỗi sai bạn gặp phải ví dụ chỉ rõ lý do tại sao câu hỏi này đáp án lại khác với kết quả bạn làm… Quá trình làm đề phân tích sẽ giúp các bạn tổng hợp lại kiến thức đã học hiệu quả hơn, xác định được phương pháp làm bài tập cho từng dạng tốt hơn.
Một số tài liệu giúp bạn luyện đề hiệu quả: Cambridge IELTS từ 1-12 , Exam Essentials: IELTS Practice Test 2, IELTS Practice Tests Plus 1, 2, 3…