Cấp độ chứng chỉ Cambridge
Cambridge ESOL là tổ chức đứng đầu thế giới về các kỳ thi tiếng Anh dành cho mọi lứa tuổi và mọi trình độ. Hàng năm có hơn 5 triệu thí sinh tại hơn 145 quốc gia tham dự các kỳ thi khác nhau của Cambridge ESOL. Các kỳ thi này bao gồm Kỳ Thi Tiếng Anh dành cho Trẻ Em (Young Learners English – YLE: Starters, Movers, Flyers), các kỳ thi Tiếng Anh tổng quát dành cho học sinh, sinh viên và người lớn (KET, PET, FCE, CAE, CPE). Cambridge đồng thời xây dựng kiến thức tiền đề cho các kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh ở các cấp độ cao hơn IELTS, TOEFL, TOEIC…
Nội dung thi của các kỳ thi lấy chứng chỉ này bao gồm đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, thí sinh có thể tự đánh giá một cách chính xác và trực quan trình độ cũng như sự tiến bộ của bản thân trong việc học tiếng Anh. Với nhiều cấp độ thi, chứng chỉ tiếng Anh Cambridge tạo điều kiện cho thí sinh nâng cao từng kỹ năng Tiếng Anh của mình một cách có hệ thống, theo lộ trình khoa học tùy thuộc khả năng.
Chứng chỉ Cambridge bao gồm các cấp độ sau
Chứng chỉ Cambridge Young Learners
Chứng chỉ Cambridge Young Learners English (YLE): chuỗi các bài thi tiếng Anh được thiết kế vui nhộn và sinh động, dành cho học sinh bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Chứng chỉ KET (Key English Test – A2)
Cambridge English: Key English Test (KET). Chứng chỉ tiếng Anh dành cho thiếu niên và người lớn. Tại cấp độ này, người học có thể hiểu và giao tiếp trong những tình huống đơn giản thường ngày.
Chứng chỉ PET(Preliminary English Test – B1)
Cambridge English: Preliminary, còn được gọi là Preliminary English Test (PET), là văn bằng chứng chỉ trình độ trung cấp. Nó chứng tỏ bạn có khả năng sử dụng các kỹ năng tiếng Anh trong công việc, học tập và du lịch; giao tiếp với người bản xứ trong cuộc sống hàng ngày.
Chứng chỉ Cambridge Young Learners
Chứng chỉ tiếng Anh cấp độ Trung Cấp, tương đương với bằng B2 của Châu Âu. Tại trình độ này, học viên có thể giao tiếp những tình huống đa dạng hơn phát sinh trong học tập hoặc công việc. Chứng chỉ FCE có thể dùng để đi du học hay làm việc tại nước ngoài.
Chứng chỉ CAE (Certificate of Advanced English – C1)
Chứng chỉ tiếng Anh Cao Cấp, tương đương với bằng C1 của Châu Âu. Tại cấp độ này, người học có thể tự tin giao tiếp ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống ở các quốc gia nói tiếng Anh.
Chứng chỉ CPE (Certificate of Proficiency in English – C2)
Chứng chỉ tiếng Anh Cao Cấp, tương đương bằng C2 của Châu Âu. Học viên đến trình độ này đã hoàn toàn tự tin trong việc sử dụng, giao tiếp hiệu quả tất cả các lĩnh vực lưu loát như người bản xứ.
Kỹ năng đọc và nói
Vốn từ vựng phong phú hoàn toàn là một lợi thế cho con trong các kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Anh. Hãy đặt ra mục tiêu cho mình mỗi ngày về số lượng từ mới cần phải dung nạp vào bộ nhớ. Với 10 từ vựng mỗi ngày cộng hưởng với việc đọc sách, tài liệu tiếng Anh, chỉ trong một thời gian ngắn, vốn từ mới của con chắc chắn sẽ trở nên phong phú và hữu dụng hơn.
Các bài thi chứng chỉ quốc tế thường có rất nhiều các câu hỏi liên quan đến các dạng cụm từ, thành ngữ hoặc từ lóng được sử dụng thường xuyên trong môi trường quốc tế. Những loại đề này thường khiến người học cảm thấy khó khăn do mức độ khó dịch về ngữ nghĩa của nó. Chính vì thế, việc làm quen và trau dồi các cụm thành ngữ, từ lóng thông qua việc xem phim, đọc truyện hoặc đọc báo thường ngày sẽ là một phương pháp vô cùng hữu ích đối với bạn trong phần thi nói và đọc.
Dưới đây là 10 lời khuyên chung dành cho bài thi nói:
- Hãy nghe thật kỹ câu hỏi.
- Luyện tập trước kỳ thi.
- Hãy nói tiếng Anh trước khi bắt đầu vào thi.
- Phát triển câu trả lời một cách hợp lý.
- Hãy nhìn giám khảo khi nói.
- Không học thuộc lòng câu trả lời.
- Hãy hỏi giám khảo khi không hiểu câu hỏi.
- Tự tạo cho mình thời gian suy nghĩ trước khi trả lời.
- Hãy tự sửa lỗi sai ngay khi bạn nhận ra.
- Hãy thư giãn và tự tin khi nói.
Kỹ năng viết
Nếu từ vựng là nền tảng cho kỹ năng đọc thì cấu trúc ngữ pháp chính là viên gạch để xây dựng một thành tích tốt với kỹ năng viết. Nắm vững các công thức, cấu trúc tiếng Anh, đưa việc thực hành kỹ năng viết tiếng Anh trở thành một trong những thói quen thường ngày của con.
Đặc biệt, bài viết Tiếng Anh B1 (cấp độ PET) thường yêu cầu viết thư hoặc viết một câu chuyện ngắn khoảng 100 từ. Dưới đây là 7 bước hiệu quả để ôn luyện kỹ năng viết trong chứng chỉ Tiếng Anh B1:
- Hãy luyện tập viết tiếng Anh thường xuyên. Khi viết, lưu ý mục đích viết thư và viết thư cho ai.
- Cố gắng sử dụng các từ mới và cấu trúc đã học. Tránh việc tra từ điển quá nhiều để tìm được từ ưng ý gây mất thời gian.
- Thực hành diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác nhau để làm cho bài viết thu hút hơn.
- Hãy làm dàn ý trước khi viết. Luôn chú ý đến câu hỏi và đảm bảo trả lời tất cả các ý.
- Cố gắng sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp và các thì.
- Sau khi làm bài xong, hãy kiểm tra kỹ xem các câu đã rõ nghĩa chưa, có mắc lỗi gì không.
Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp.
Kỹ năng nghe
Nghe mọi lúc mọi nơi để tiếng Anh nhanh chóng trở thành một phản xạ có điều kiện đối với con.
Hãy tận dụng các khoảng thời gian rảnh rỗi trở thành thời điểm đến rèn luyện kỹ năng nghe. Nếu thích nghe nhạc, con hãy luyện tập với những bài hát tiếng Anh, nếu con sợ những bài hội thoại dài, hãy bắt đầu với những bài hội thoại, đoạn văn ngắn đơn giản nhất. Trong các bài thi chứng chỉ Cambridge, phần Listening thường được cho là thử thách khó khăn nhất đối với các thí sinh.
Ba mẹ và con hãy thử vận dụng các kỹ năng sau đây để phần Listening không có là thử thách quá khó khăn đối với mình: Đọc kỹ câu hỏi và gạch chân các từ khóa xem thông tin cần hỏi về cái gì, Xem tranh và tìm các từ khóa của mỗi bức tranh đặc biệt là điểm khác biệt giữa chúng. Lưu ý, có thể cả 3 bức tranh đều được nhắc đến nhưng phải căn cứ theo câu hỏi, đặc biệt là động từ để chọn bức tranh đúng nhất. Thông thường, bức tranh được nhắc đến sau cùng trong bài nghe là bức tranh đúng. Nghe và so sánh với phỏng đoán lúc trước.
Đối với bài thi nghe điền từ:
- Dùng thời gian trước khi nghe để đọc lướt xem nội dung về cái gì, chỗ trống cần điền là thông tin gì, loại từ gì.
- Các chỗ trống cần điền thường mang thông tin, có thể điền một con số, ngày tháng, tên.
- Các từ cần điền thường là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, liên từ.
- Khi nghe, viết đáp án dưới dạng viết tắt mà bản thân hiểu được.
- Tránh viết từ đầy đủ sẽ bị lỡ phần nghe sau.
- Kiểm tra chính tả chỗ cần điền.
- Lưu ý, đối với động từ kiểm tra động từ chia ở thì nào, chia theo ngôi số ít hay nhiều.
- Danh từ cần điền là danh từ đếm được hay không đếm được, số ít hay số nhiều.
- Nếu không nghe được một từ, chuyển sang từ tiếp theo.
- Tránh loay hoay ở từ đó mà bỏ lỡ phần nghe sau.
- Khi luyện tập có thể bật phụ đề để nghe.
- Cố gắng bắt kịp tốc độ bài nghe.